ISO 45001 song ngữ là văn bản hỗ trợ đắc lực từ chuyển đổi từ phiên bản gốc của tiêu chuẩn ISO 45001:2018 do tổ chức ISO ban hành. Cấu trúc của văn bản này như thế nào? Đối tượng áp dụng và nội dung chính ra sao?
>>> Xem thêm
♦ Nội dung và cấu trúc cơ bản của tiêu chuẩn ISO 45001 là gì
♦ Lợi ích và quy trình tư vấn ISO 45001
Đôi nét về tiêu chuẩn ISO 45001 song ngữ
Tiêu chuẩn ISO 45001 là văn bản do tổ chức ISO ban hành chính thức vào tháng 3 năm 2018. Vì vậy tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thống kê cho thấy mỗi ngày có khoảng 7600 người bị thương hoặc tử vong do tai nạn liên quan đến quá trình làm việc.
Khoản chi phí dành cho tai nạn, bệnh tật và bồi thường tử vong mỗi năm lên đến 2,99 nghìn tỷ USD. Thực trạng như vậy chính là lý do khiến Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO – International Organization for Standardization quyết định xây dựng, phát triển và ban hành bộ tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.
Tiêu chuẩn ISO 45001 cũng như ISO 45001 song ngữ về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp chính thức được ban hành. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên cơ sở và thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Tại nhiều quốc gia tiêu chuẩn ISO 45001 đã được chuyển ngữ để có thể áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Việt Nam – Thành viên thứ 77 của tổ chức ISO hiển nhiên cũng không đứng ngoài khi nhanh chóng áp dụng tiêu chuẩn này vào thực tế. Phiên bản song ngữ hay chính là tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN ISO 45001:2018 hiện đang là văn bản dự thảo được nhiều tổ chức tham khảo.
Tiêu chuẩn TCVN ISO 45001:2018 và đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn TCVN ISO 45001:2018 không quy định về đối tượng áp dụng và cho phép sử dụng với tất cả doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, quy mô cũng như ngành nghề sản xuất. Tiêu chuẩn ISO 45001 song ngữ cũng tương tự như tiêu chuẩn OHSAS 18001.
Tiêu chuẩn này hướng đến giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp liên quan đến vấn đề sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của người lao động, khách đến thăm cũng như những đơn vị cung ứng dịch vụ liên quan. Vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn này đem đến lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Trong thời gian tới Việt Nam sẽ áp dụng bắt buộc với một số ngành nghề nhất định. mục đích nhằm làm chi phí chung liên quan đến sự cố và giải quyết sự cố an toàn lao động; giảm chi phí gián đoạn hoạt động liên quan đến tai nạn lao động; giảm chi phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp.
Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 được ban hành bởi tổ chức ISO. Trong khi đó tiêu chuẩn TCVN ISO 45001:2018 lại có giá trị tương đương hoàn toàn với tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam tcvn ISO 45001 2018 được biên soạn bởi cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Về cơ bản cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc HLS – cấu trúc cấp cao được áp dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức ISO ban hành. Mục đích nhằm thống nhất những nội dung cơ bản và cho phép tích hợp các tiêu chuẩn với nhau trong cùng một tổ chức, một doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn ISO 45001 song ngữ chi tiết về cấu trúc trong mục lục. Theo đó tiêu chuẩn này được chia thành 10 điều khoản. Ba điều khoản đầu tiên từ điều khoản 1 đến điều khoản 3 cung cấp những thông tin chi tiết tương ứng về phạm vi; tài liệu viện dẫn; thuật ngữ và định nghĩa.
Mục đích nhằm giúp các cá nhân, tổ chức có thể hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn ISO 45001. Điều khoản 4 đến điều khoản 10 là những yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bao gồm:
- Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức;
- Điều khoản 5 – Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động;
- Điều khoản 6 – Hoạch định;
- Điều khoản 7 – Hỗ trợ;
- Điều khoản 8 – Thực hiện;
- Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả thực hiện;
- Điều khoản 10 – Cải tiến.
Tiêu chuẩn ISO 45001 xây dựng cấu trúc rõ ràng nhằm xác định những yêu cầu mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng khi triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động OH & S.
Nội dung và mục đích của tiêu chuẩn ISO 45001
ISO 45001 song ngữ chi tiết về nội dung cũng như những yêu cầu cụ thể đối với Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động. Trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 45001:2018, Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động còn được gọi với tên Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó các tổ chức, doanh nghiệp phải có trách nhiệm về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động và những người có thể chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức. Trách nhiệm này bao gồm những hoạt động thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe về thể chất, tinh thần của họ.
Mặt khác việc triển khai hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động hướng đến mục đích giúp doanh nghiệp cung cấp một nơi làm việc đảm bảo an toàn và ngăn ngừa thương tích, bệnh tật liên quan đến công việc cho cán bộ công nhân viên của mình.
Đồng thời quá trình thực hiện hệ thống này phải được cải tiến liên tục. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động nhằm đưa ra những biện pháp quản lý rủi ro và cơ hội liên quan đến an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Mục đích cuối cùng của hệ thống này là ngăn ngừa thương tích, bệnh tật liên quan đến công việc.
Khi các biện pháp được triển khai cũng đồng nghĩa với việc hệ thống đang tự cải tiến để đạt được mục đích cuối cùng. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động chỉ thực sự phát huy được hiệu lực và hiệu quả khi tiến hành sớm các hoạt động để nắm bắt được cơ hội trong quá trình cải tiến kết quả thực hiện.
Các bước chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang tiêu chuẩn ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng từ OHSAS 18001. Các tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001 đều có thể chuyển đổi thông qua 12 bước cơ bản. Hiển nhiên nội dung ISO 45001 song ngữ và các yêu cầu liên quan đều phải được được đảm bảo. Cụ thể các bước chuyển đổi như sau:
- Liệt kê những bên quan tâm và những bên có liên quan;
- Xem lại phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động OH & S;
- Xem xét lại điều khoản 5 sự tham gia của lãnh đạo với nhiều thay đổi mới;
- Đánh giá rủi ro và cơ hội thông qua 6 bước cơ bản áp dụng theo tư duy quản lý rủi ro trong ISO;
- Xác định và đánh giá những mối nguy hiểm của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;
- Xác định nghĩa vụ phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn ISO 45001;
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và phải tích hợp được với quy trình của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001;
- Đặt mục tiêu và lên kế hoạch thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe lao động;
- Kiểm soát nguồn thông tin tài liệu chuyển đổi giữa hai tiêu chuẩn;
- Thiết lập kiểm soát hoạt động ảnh theo tiêu chuẩn mới;
- Đánh giá hiệu quả của hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp bằng cách theo dõi, giám sát và duy trì.
Mọi thắc mắc liên quan đến tiêu chuẩn ISO 45001 song ngữ Quý vị có thể liên hệ trực tiếp tới Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp chi tiết và hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp nhé!
The post Tìm hiểu cấu trúc và nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 45001 song ngữ appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from https://isoquocte.com/tim-hieu-cau-truc-va-noi-dung-co-ban-cua-tieu-chuan-iso-45001-song-ngu.html
from
https://isoquocte0.tumblr.com/post/633034966129934336
No comments:
Post a Comment