Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì? Tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn có hiệu lực toàn cầu và được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam là thành viên thứ 77 của Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO cũng áp dụng tiêu chuẩn này với các tổ chức, doanh nghiệp.
>>> Xem thêm
♦ Lợi ích và quy trình tư vấn ISO 45001
♦ Quy trình chứng nhận ISO 45001 mới nhất
Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?
Ngày 12 tháng 3 năm 2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO – International Organization for Standardization chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 45001 có hiệu lực toàn cầu. Vậy tiêu chuẩn ISO 45001 là gì? Tiêu chuẩn ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được ban hành, công nhận và triển khai trên toàn thế giới.
Tiêu chuẩn này ra đời để thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Theo đó, các doanh nghiệp luôn phải đau đầu với vấn đề chi phí liên quan đến an toàn lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thống kê cho thấy tổng chi phí phải trả cho thương tích, tai nạn lao động, bệnh tật và đền bù tử vong liên quan đến lao động chiếm tới khoảng 3,94% GDP toàn cầu.
Con số này tương đương với khoảng 2,99 nghìn tỷ USD. Nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề chi phí liên quan đến an toàn lao động, tổ chức ISO đã quyết định tạo ra một tiêu chuẩn mới dựa trên những tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trước đó.
Đây chính là xuất phát điểm của tiêu chuẩn ISO 45001. Tiêu chuẩn để đưa ra các yêu cầu quy định về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp ngăn ngừa được thương tích, tai nạn lao động không mong muốn. Tiêu chuẩn hướng đến áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt về loại hình, quy mô hay tính chất hoạt động.
Mối quan hệ của ISO 45001 với những tiêu chuẩn khác
Tiêu chuẩn ISO 45001 một cho phép áp dụng với tất cả doanh nghiệp thuộc như lĩnh vực khác nhau. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn OHSAS 18001 nên có khá nhiều điểm tương đồng. Mối quan hệ của các tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao HLS – High Level Structure – cấu trúc đang được áp dụng cho các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý do Tổ chức ISO ban hành. ví dụ như tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO 9001 hay tiêu chuẩn ISO 14001 về môi trường, tiêu chuẩn ISO 22000….
Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO 45001, tổ chức ISO đã cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng nội dung của những tiêu chuẩn quốc tế khác. Do đó doanh nghiệp sẽ thấy những yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn ISO 45001 có nhiều điểm tương đồng với một số tiêu chuẩn khác.
Đặc điểm này cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ hệ thống quản lý OH & S đang sử dụng của tiêu chuẩn OHSAS 18001 sang tiêu chuẩn ISO 45001. Quá trình này còn cho phép liên kết cũng như tích hợp với những yêu cầu của các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO do tổ chức ISO ban hành vào những quy trình quản lý chung của tổ chức.
Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?
Hiện nay tiêu chuẩn ISO 45001 đang được áp dụng và cũng là phiên bản duy nhất được ban hành vào năm 2018. Như đã nêu, tiêu chuẩn này tuân theo cấu trúc cấp cao được áp dụng cho tất cả tiêu chuẩn do Tổ chức ISO ban hành. Do đó cấu trúc của tiêu chuẩn này có nhiều điểm tương đồng với các tiêu chuẩn khác của ISO.
Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 45001 là gì? Sự tương đồng đến từ ba điều khoản đầu tiên từ điều khoản 1 đến điều khoản 3. Ba điều khoản này mang tính chất giới thiệu cung cấp những nội dung chi tiết về phạm vi cũng như giải thích các từ ngữ, thuật ngữ cơ bản có trong tiêu chuẩn.
Trong khi đó 7 điều khoản còn lại từ điều khoản 4 đến điều khoản 10 lại là nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 45001. Cụ thể như sau:
Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức
Nội dung của điều khoản 4 đưa ra những yêu cầu đối với các tổ chức, doanh nghiệp phải phân tích và hiểu rõ bối cảnh hoạt động của mình. Trong đó bao gồm cả bối cảnh bên trong cũng như bên ngoài. Các doanh nghiệp phải hiểu được nhu cầu của những bên quan tâm.
Yêu cầu về bối cảnh tổ chức cũng liên quan đến hiểu biết về pháp luật, yêu cầu với cổ đông, yêu cầu với nhân viên và các bên liên quan khác. Tất cả dựa trên phạm vi doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001.
Điều khoản 5 – Sự lãnh đạo
Điều khoản 5 đưa ra những yêu cầu đối với lãnh đạo. Lãnh đạo phải thực hiện khi doanh nghiệp triển khai tiêu chuẩn ISO 45001 là gì? Có thể nói điều khoản này là cam kết của lãnh đạo đối với vấn đề sức khỏe và an toàn lao động của toàn bộ tổ chức. Không chỉ ban lãnh đạo mà kể cả nhân viên cũng phải tham gia để triển khai chứ không phải việc của cá nhân hay một nhóm người thực hiện.
Điều khoản 6 – Lập kế hoạch
Doanh nghiệp phải lập kế hoạch cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động. Kế hoạch sẽ là trọng tâm để triển khai toàn bộ hệ thống. kế hoạch được đưa ra nhằm hạn chế tối đa những kết quả không mong muốn hoặc các nguy cơ không đáp ứng ảnh yêu cầu pháp luật, mối nguy có khả năng gây thương tích cho nhân viên.
Tất cả đều phải được xét đến khi lập kế hoạch. Điều khoản 6 cũng đưa ra những yêu cầu liên quan đến việc thiết lập mục tiêu cụ thể cho hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Khi lập kế hoạch cần phải có có văn bản để làm bằng chứng xin cấp chứng nhận sau này.
Điều khoản 7 – Hỗ trợ
Điều khoản 7 của tiêu chuẩn ISO 45001 là gì? điều khoản 7 đưa ra những yêu cầu liên quan đến yếu tố hỗ trợ bao gồm năng lực và nhận thức, thông tin, các nguồn lực khác. Không đúng với tiêu chuẩn OHSAS 18001, tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp nguồn lực phù hợp nhằm thực hiện và triển khai hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động theo đúng tiêu chuẩn này.
Đồng thời doanh nghiệp cũng được khuyến nghị nên xây dựng mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Điều khoản 8 – Hoạt động
điều hòa 8 đưa ra những yêu cầu về kiểm soát hoạt động cũng như chuẩn bị chị để ứng phó khẩn cấp trong trường hợp xuất hiện rủi ro. Các tổ chức doanh nghiệp phải đảm bảo trách nhiệm trong quản lý rủi ro và không được chuyển giao cho những nhà thầu phụ khác. Kiểm soát hoạt động hiệu quả sẽ giúp đảm bảo hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ổn định.
Điều khoản 9 – Đánh giá hiệu suất
Điều khoản 9 đưa ra những yêu cầu về giám sát, đo lường hiệu suất hoạt động của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Trong đó bao gồm việc tuân thủ pháp luật, đánh giá nội bộ cũng như quá trình xem xét của ban lãnh đạo với hệ thống.
Điều khoản 10 – Cải tiến
Điều khoản 10 yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp phải liên tục tiến hành cải tiến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động. Doanh nghiệp phải tiến hành xử lý hiệu quả với những quy trình chưa tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn ISO 45001 và áp dụng hành động khắc phục. Trong những tình huống thực tế nhân viên thực hiện phải luôn tham gia vào quy trình khắc phục thông qua cơ sở tìm hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
Thông tin về tiêu chuẩn ISO 45001 là gì hy vọng đã có ích với quý vị. Quý vị còn thắc mắc xin liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp kịp thời nhé!
The post Nội dung và cấu trúc cơ bản của tiêu chuẩn ISO 45001 là gì appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from https://isoquocte.com/noi-dung-va-cau-truc-co-ban-cua-tieu-chuan-iso-45001-la-gi.html
from
https://isoquocte0.tumblr.com/post/633034965497643008
No comments:
Post a Comment