Tìm hiểu về ISO 14001 là yêu cầu cơ bản và vô cùng cần thiết đối với các tổ chức đang muốn xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này đã được ban hành với tổng cộng 3 phiên bản khác nhau. Phiên bản nào đang có giá trị hiện hành? Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 14001 đối với các doanh nghiệp ra sao?
>>> Xem thêm
♦ 13 bước của quy trình tư vấn ISO 14001 2015
♦ Thông tin cần biết và điều kiện được cấp chứng nhận ISO 14001
Sơ lược về tiêu chuẩn ISO 14001
Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO thành lập Ủy ban Kỹ thuật TC 207 để xây dựng những tiêu chuẩn Quốc tế cho những hệ quản lý môi trường. Ủy ban Kỹ thuật TC 207 có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực đánh giá các tổ chức áp dụng Hệ thống quản lý môi trường, đánh giá tác dụng môi trường EPE, đánh giá quá trình ghi nhãn môi trường, đánh giá chu trình chuyển hóa và những khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm.
Năm 1996, Tổ chức ISO chính thức ban hành phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001. Đây là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường. Trong đó tiêu chuẩn ISO 14001 đóng vai trò cốt lõi với nội dung về Hệ thống quản lý môi trường EMS – Environmental Management System.
Tương tự như hơn 20.000 tiêu chuẩn do Tổ chức ISO ban hành, tiêu chuẩn ISO 14001 cũng có hiệu lực trên toàn thế giới. Tìm hiểu về ISO 14001 có thể dễ dàng thấy được các phiên bản đã và đang được áp dụng. Cụ thể Tổ chức ISO đã ban hành tổng cộng 3 phiên bản cho tiêu chuẩn ISO 14001.
3 phiên bản tương ứng lần lượt là tiêu chuẩn ISO 14001:1996; tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Trong đó tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là phiên bản hiện hành được xuất bản vào ngày 14/09/2015. Phiên bản này ra đời để thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001:2004 chính thức hết hiệu lực 3 năm sau khi ISO 14001:2015 ra đời.
Sơ lược nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Thời điểm hiện tại phiên bản được áp dụng chính là tiêu chuẩn ISO 14001:2015. Do đó hiển nhiên các tổ chức, cá nhân đều tìm hiểu về ISO 14001 theo phiên bản này. So sánh với phiên bản trước đó, tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có nhiều sự thay đổi trong nội dung.
Điều này thể hiện trực tiếp thông qua cấu trúc nội dung của tiêu chuẩn. Cụ thể các doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cần tìm hiểu chi tiết về cấu trúc, những điều khoản cụ thể, các yêu cầu, phương thức triển khai hệ thống, cách thức đáp ứng yêu cầu của từng điều khoản.
Toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001 được xây dựng theo cấu trúc cấp cao HLS – Cấu trúc được Tổ chức ISO sử dụng cho các tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý. Mục đích nhằm thống nhất về mặt nội dung, thuật ngữ để các tổ chức có thể tích hợp các tiêu chuẩn với nhau giúp nâng cao tính hiệu quả khi áp dụng.
Dĩ nhiên tổ chức có thể lựa chọn tích hợp nội dung hoặc áp dụng riêng lẻ từng tiêu chuẩn. Cấu trúc nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 giống với các tiêu chuẩn ISO về Hệ thống quản lý khác với tổng cộng 10 điều khoản bao gồm:
- Điều khoản 1 – Phạm vi áp dụng;
- Điều khoản 2 – Tài liệu viện dẫn;
- Điều khoản 3 – Thuật ngữ và định nghĩa;
- Điều khoản 4 – Bối cảnh của tổ chức;
- Điều khoản 5 – Lãnh đạo;
- Điều khoản 6 – Hoạch định;
- Điều khoản 7 – Hỗ trợ;
- Điều khoản 8 – Thực hiện;
- Điều khoản 9 – Đánh giá kết quả hoạt động;
- Điều khoản 10 – Cải tiến.
Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 14001
Việc tìm hiểu về ISO 14001 nói chung và tiêu chuẩn ISO 14001:2015 nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Điều này thể hiện thông qua lợi ích với tổ chức, doanh nghiệp cũng như xã hội.
Mục tiêu và lợi ích của ISO 14001 với xã hội
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ra đời với mục đích cân bằng giữa môi trường xã hội và nền kinh tế. Việc đáp ứng các nhu cầu kinh tế của hiện tại cần phải được đảm bảo dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu bền vững về môi trường xã hội của thế hệ tương lai. Mục tiêu phát triển bền vững chỉ có thể đạt được thông qua việc cân bằng 3 trụ cột của tính bền vững.
Vì vậy Tổ chức ISO đã cho ra đời tiêu chuẩn ISO 14001:2015 để tạo ra một khuôn khổ để bảo vệ môi trường. Đối tượng thực hiện là tất cả tổ chức, doanh nghiệp áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001. Không chỉ bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn ISO 14001 còn đưa ra những biện pháp ứng phó với các điều kiện môi trường biến đổi cân bằng với nhu cầu về mặt kinh tế – xã hội.
Việc tìm hiểu về ISO 14001 cũng hướng đến mục đích như vậy. Các doanh nghiệp sẽ tiếp cận Hệ thống quản lý môi trường để có thể cung cấp nguồn thông tin chính xác. Thông qua đó xây dựng Hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả trường kỳ để đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Đáp ứng yêu cầu về pháp luật
Do tác động của môi trường ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người nên hiện nay Chính phủ tất cả Quốc gia đều gia tăng kiểm soát những hoạt động có ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đồng thời nhiều quốc gia còn đưa ra mức phạt nghiêm khắc đối với những đối tượng có hành vi phá hoại môi trường.
Hiển nhiên các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là đối tượng chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt. Nếu xảy ra sự cố về môi trường, các doanh nghiệp còn có thể bị phạt hoặc truy tố hình sự. Cơ quan chức năng còn có quyền buộc doanh nghiệp đình chỉ hoạt động cho tới khi khắc phục xong sự cố.
Một số trường hợp doanh nghiệp còn có thể bị yêu cầu di dời địa điểm sản xuất hoặc đầu tư công nghệ mới cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm. Việc tìm hiểu về ISO 14001 để áp dụng Hệ thống quản lý môi trường hiệu quả vì vậy càng trở nên cần thiết.
Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/05/2019 quy định tất cả doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực nếu thuộc Phụ lục IIa Nghị định này và là đối tượng ĐTM thì đều phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 trước ngày 01/01/2020.
Tạo uy tín và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp
Không thể phủ nhận quá trình tìm hiểu về ISO 14001 và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường vào thực tế không hề đơn giản. Thế nhưng việc triển khai thành công Hệ thống quản lý môi trường và đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001:2015 giúp doanh nghiệp nhận về nhiều lợi ích thiết thực.
Trước hết doanh nghiệp sẽ tạo được uy tín đối với các đối tác, khách hàng cũng như các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Sau nữa là doanh nghiệp có thể tạo dụng được thương hiệu, nâng cao hình ảnh trong mắt khách hàng, đối tác. Tại một số thị trường có yêu cầu khắt khe về vấn đề môi trường thì việc tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14001 còn là cơ hội cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào những dự án đấu thầu, những dự án yêu cầu, đòi hỏi cam kết bảo vệ môi trường. Đặc biệt là khi tham gia vào thị trường quốc tế, tiêu chuẩn ISO 14001 có hiệu lực toàn cầu như một tấm vé giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội, nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Giảm thiểu rủi ro và chi phí tài chính
Việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác ngân gây ô nhiễm môi trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí xử lý sự cố môi trường, có thể tái chế hoặc tái sử dụng nguồn phế liệu.
Quý vị muốn tìm hiểu ISO 14001 chi tiết hơn hãy đến với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO Quốc tế qua hotline 0908 060 060 để được giải đáp nhé!
The post Tìm hiểu về ISO 14001 và tầm quan trọng với doanh nghiệp appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from https://isoquocte.com/tim-hieu-ve-iso-14001-va-tam-quan-trong-voi-doanh-nghiep.html
from
https://isoquocte0.tumblr.com/post/634378901947285504
No comments:
Post a Comment