Công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng áp dụng với các sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm. Nhà nước quy định rõ về các sản phẩm, hàng hóa phải tiến hành công bố hợp quy trước khi lưu thông ngoài thị trường. Quy định với các sản phẩm này như thế nào?
>>> Xem thêm
Thủ tục công bố hợp quy máy tính theo Thông tư mới nhất 2020
Giải đáp nghi vấn khi nào cần công bố hợp quy
Quy định về sản phẩm phải công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng
Công bố hợp quy là việc cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Quy định về công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng căn cứ theo các văn bản pháp luật bao gồm:
- Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/04/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 11/06/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010;
- Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09/11/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2012 hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Theo đó công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm áp dụng với thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói hoặc dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Quy định cụ thể được thông tin chi tiết trong Thông tư 19/2012/TT-BYT.
Quy định về các sản phẩm phải công bố hợp quy
Các sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm phải tiến hành công bố hợp quy và công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm bao gồm:
- Các sản phẩm là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói hoặc dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã có quy chuẩn phải tiến hành công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, vật liệu bao gói, vật chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tiến hành đăng ký bản công bố hợp quy trước khi nhập khẩu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phiến tiến hành công phố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm và phải đăng ký bản công bố hợp quy phù hợp quy định ATTP.
Quy định trong kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm
Công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng phải được tiến hành dựa trên kết quả đánh giá sự phù hợp. Cá nhân, tổ chức phải tiến hành đánh giá sự phù hợp thông qua:
- Phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam;
- Phòng kiểm nghiệm độc lập đã được công nhận bởi tổ chức công nhận và độc lập với cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm thực phẩm công bố hợp quy;
- Phòng kiểm nghiệm được thừa nhận của cá nhân, sản xuất sản phẩm thực phẩm đã được công nhận bởi tổ chức công nhận và phòng khiểm nghiệm được chỉ định bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài.
Việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật dựa trên nội dung đánh giá hợp quy áp dụng với từng loại sản phẩm cụ thể đã được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trong trường hợp sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được công bố hợp quy với quy định về an toàn thực phẩm phải dựa trên nội dung đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm áp dụng cho từng loại sản phẩm đối với các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Nếu như tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể thì phải áp dụng theo quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX.
Quy định về trình tự và hồ sơ công bố hợp quy thực phẩm
Cá nhân, tổ chức công bố hợp quy có nhu cầu công bố hợp quy theo hàng hóa, sản phẩm là thực phẩm cần phải thực hiện trình tự và hồ sơ công bố hợp quy cụ thể như sau:
Trình tự công bố hợp quy
- Đánh giá hợp quy
Cá nhân, tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức. Phương thức 1 là tự đánh giá hợp quy dựa trên nội dung đánh giá hợp quy đã được quy định tại khoản 1, điều 3, Thông tư 19/2012/TT-BYT và tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm đã được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận.
Phương thức thứ hai là công bố hợp quy và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Y tế chỉ định.
- Đăng ký bản công bố hợp quy
Cá nhân, tổ chức công bố sản phẩm phải lập và nộp hồ sơ công bố theo đúng quy định và gửi đến cơ quan tiếp nhận đăng ký hồ sơ. Chi cục an toàn thực phẩm sẽ xác nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu nội bộ doanh nghiệp hoặc kinh doanh trong siêu thị, khách sạn từ 4 sao trở lên.
Cơ quan tiếp nhận đăng ký hồ sơ là Cục An toàn thực phẩm có nhiệm vụ cung cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với các dòng sản phẩm là thực phẩm chức năng, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã thông qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc vật liệu bao gói.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp giấy tiếp nhận, giấy xác nhận đối với những sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến được bao gói sẵn, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm hoặc vật liệu bao gói tiếp xúc với thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn.
Hồ sơ công bố hợp quy
Hồ sơ công bố hợp quy và kiểm nghiệm chất lượng được quy định tại khoản 2, điều 4, Thông tư 19/2012/TT-BYT. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ cần phải chuẩn bị các tài liệu bao gồm:
- Các giấy tờ và tài liệu được quy định tại điều 5 và điều 7 của Nghị định 38/2012/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định về hướng dẫn thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
- Kết quả quá trình kiểm nghiệm sản phẩm được quy định có thời hạn trong vòng 12 tháng phải nộp bản gốc hoặc bản sao có công chứng kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự và gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy định kỹ thuật tương ứng và do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận thực hiện.
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức công bố hợp quy
Cá nhân, tổ chức công bố hợp quy và kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, sản phẩm có những quyền lợi, trách nhiệm bao gồm:
- Trách nhiệm phải công bố sản phẩm và công bố lại sản phẩm tại cơ quan tiếp nhận đăng ký đã được quy định đồng thời nộp phí, lệ phí đầy đủ theo đúng quy định pháp luật;
- Trách nhiệm phải tự giám sát về chất lượng và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do mình sản xuất;
- Trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra và kiểm nghiệm định kỳ theo đúng quy định và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính phù hợp đối với sản phẩm đã công bố hợp quy;
- Trách nhiệm công bố tên sản phẩm rõ ràng và thể hiện được những bản chất của sản phẩm đó;
- Trách nhiệm nộp nhãn chính thức sau thời gian 1 tháng kể từ khi được cấp giấy tiếp nhận hoặc giấy xác nhận;
- Trách nhiệm kịp thời thông báo và khắc phục trong trường hợp xuất hiện sự không phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa đã công bố hợp quy;
- Trách nhiệm lưu trữ hồ sơ phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quyền được nộp công văn đề nghị bổ sung nội dung thay đổi đối với sản phẩm để được tiếp tục sử dụng giấy xác nhận hoặc giấy tiếp nhận đã được cấp hoặc được cấp lại.
Mọi thắc mắc xin liên hệ ISO Quốc tế để sẵn sàng hỗ trợ cho khách hàng qua hotline 0908 060 060 để được tư vấn cụ thể
The post Quy định công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng thực phẩm appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from https://isoquocte.com/quy-dinh-cong-bo-hop-quy-va-kiem-tra-chat-luong-thuc-pham.html
from
https://isoquocte0.tumblr.com/post/630494471889518593
No comments:
Post a Comment