Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn hợp quy được ban hành vào ngày 12 tháng 12 năm 2020 của Bộ khoa học và công nghệ. Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 27 tháng 1 năm 2013.
>>>> Xem thêm
Quy trình xin cấp thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy
Chi tiết thành của phần hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm
Đôi nét về Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN chính thức ban hành vào ngày 12 tháng 12 năm 2020 và được sử dụng để thay thế cho Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ban hành ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về ban hành quy định chứng nhận được chuẩn chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn công bố hợp quy.
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Trong khi đó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư.
Trong quá trình thực hiện theo Thông tư nếu có bất cứ vấn đề phát sinh hoặc biến mất nào thì cá nhân, tổ chức có thể phản ánh bằng văn bản tới Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Thông tư 28/2012/TT-BKHCN được ban hành quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Khái niệm và phạm vi điều chỉnh
Công bố hợp chuẩn làm việc cá nhân, tổ chức tự công bố về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Đây là hoạt động mang tính chất tự nguyện để khẳng định chất lượng của sản phẩm, hàng hóa giúp nâng cao tính cạnh tranh và tạo sự uy tín đối với khách hàng.
Ngược lại công bố hợp quy là việc cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quy chuẩn được áp dụng là quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước đề ra. Các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy.
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn hợp quy con quy định về phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Thông tư này áp dụng với tất cả cá nhân, tổ chức và các cơ quan quản lý có liên quan đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn.
Khái quát nội dung của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
Nội dung của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN xoay quanh hai vấn đề chính là công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn. Nội dung chính của Thông tư bao gồm:
- Các phương thức đánh giá sự phù hợp bao gồm 8 phương thức;
- Nguyên tắc áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp;
- Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy;
- Nguyên tắc công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn;
- Trình tự công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
- Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
- Xử lý hồ sơ công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong quá trình công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý.
Ngoài ra Thông tư 28/2012/TT-BKHCN còn kèm theo các phụ lục bao gồm: Phụ lục I – Hình dạng kích thước của dấu hợp quy; Phụ lục II – Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp; Phụ lục III – Các biểu mẫu sử dụng trong việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
So sánh giống và khác giữa công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy
Công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy đều là việc cá nhân, tổ chức tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Giống nhau giữa công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy
Công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy có khá nhiều điểm giống nhau. trước hết thể hiện trực tiếp ở các phương thức đánh giá sự phù hợp, quy định về tổ chức chứng nhận, nguyên tắc áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp, quy định với các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý.
Cả công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy đều sử dụng phương thức đánh giá sự phù hợp để xác nhận và đánh giá chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đây là thông tin quan trọng trong Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn hợp quy. Kết quả đánh giá sẽ quyết định cá nhân, tổ chức có được cấp chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hay không.
Ngoài ra kết quả đánh giá còn ảnh hưởng đến trình tự công bố hợp chuẩn hợp quy. Cả hai hình thức công bố hợp chuẩn hợp quy đều được tiến hành dựa trên kết quả đánh giá sự phù hợp bao gồm:
Kết quả đánh giá sự phù hợp được thực hiện bởi bên thứ ba là tổ chức được chỉ định và có đăng ký chứng nhận hợp chuẩn hợp quy theo đúng quy định pháp luật.
Kết quả đánh giá sự phù hợp được thực hiện bởi chính cá nhân, tổ chức đăng ký công bố hợp chuẩn hợp quy.
Tương ứng với 2 kết quả đánh giá sự phù hợp thì thành phần hồ sơ, quy trình lưu trữ hồ sơ cũng sẽ khác nhau.
Sự khác nhau giữa công bố hợp quy và công bố hợp chuẩn
Tiêu chí | Công bố hợp chuẩn | Công bố hợp quy |
Khái niệm | Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. | Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. |
Tính bắt buộc | Hoạt động tự nguyện của cá nhân, tổ chức | Bắt buộc phải thực hiện |
Dấu hợp chuẩn hợp quy | Quy định tại khoản 1, điều 4, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN | Quy định tại khoản 2, điều 4, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN |
Trình tự công bố | Điều 8, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN | Điều 13, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN |
Hồ sơ | Điều 9, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN | Điều 14, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN |
Xử lý hồ sơ | Điều 10, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN | Điều 15, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN |
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức | Điều 11, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN | Điều 12, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN |
Công bố hợp quy hợp chuẩn có cần thiết?
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn hợp quy quy định và hướng dẫn những vấn đề liên quan để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện. Vậy công bố hợp quy hợp chuẩn liệu có thực sự cần thiết? Trên thị trường hiện nay có vô số sản phẩm thuộc chủng loại, mẫu mã với tính năng khác nhau.
Không thể phủ nhận sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau góp phần đa dạng hóa sự lựa chọn của khách hàng. Thế nhưng làm thế nào để có thể kiểm soát được chất lượng của sản phẩm? Tiêu chuẩn và quy chuẩn được ban hành nhằm mục đích ấy.
Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường khi được chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy sẽ giúp khẳng định về chất lượng trước khi lưu thông, kinh doanh, khai thác. Bản thân các đơn vị sản xuất kinh doanh có thể đảm bảo chất lượng với khách hàng để tăng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật còn góp phần giúp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Khách hàng cũng có thể yên tâm hơn về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Các cơ quan quản lý có thể thông qua chứng nhận và công bố hợp chuẩn hợp quy đề kiểm soát sản phẩm đang lưu thông trên thị trường. Từ đó bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.
Quý vị muốn biết chi tiết quy trình công bố hợp chuẩn hợp quy? Quý vị muốn cập nhật các văn bản pháp lý liên quan mới nhất?
Hãy đến với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế hoặc gọi ngay Hotline 0908 060 060 để nhận hỗ trợ kịp thời, tư vấn miễn phí, dịch vụ chuyên nghiệp nhé!
The post Khái quát nội dung Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn hợp quy appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.
from https://isoquocte.com/khai-quat-noi-dung-thong-tu-28-2012-tt-bkhcn-ve-cong-bo-hop-chuan-hop-quy.html
from
https://isoquocte0.tumblr.com/post/629947092285210624
No comments:
Post a Comment